Quy định của pháp luật về hành vi vi phạm kiểm toán độc lập

10:32 14/11/2021

Tuy nhiên không phải lúc nào quá trình này cũng diễn ra suôn sẻ. Để tìm hiểu thêm về những hành vi vi phạm kiểm toán độc lập, dưới đây là những tư vấn của một công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội.

Kiểm toán độc lập hiện đang là dịch vụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh, vừa có tính chuyên môn cao, vừa tiết kiệm chi phí chi trả lương cố định cho nhân viên kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên không phải lúc nào quá trình này cũng diễn ra suôn sẻ. Để tìm hiểu thêm về những hành vi vi phạm kiểm toán độc lập, dưới đây là những tư vấn của một công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội. 

  1. Quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập

Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011 các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập gồm có:

1. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc không đúng với nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

2. Cá nhân ký báo cáo kiểm toán khi không đủ điều kiện là kiểm toán viên hành nghề;

3. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán, đăng ký hành nghề kiểm toán;

4. Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài chính;

5. Vi phạm quy định đối với kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích công chúng;

6. Vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán;

7. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 13 của Luật kiểm toán độc lập 2011;

8. Vi phạm quy định về trường hợp không được thực hiện dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 19 và Điều 30 của Luật kiểm toán độc lập 2011;

9. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi không có đủ số lượng kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011; vi phạm quy định về vốn pháp định, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;

10. Do thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán, hồ sơ kiểm toán;

11. Cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;

12. Vi phạm quy định về lập, thu thập, phân loại, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ tài liệu về các dịch vụ khác có liên quan;

13. Kê khai không đúng thực tế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

14. Gian lận để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

15. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

16. Vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;

17. Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

18. Đơn vị được kiểm toán vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 39 của Luật kiểm toán độc lập 2011.

  1. Trách nhiệm về vi phạm kiểm toán độc lập

Luật Kiểm toán độc lập đã có quy định rõ ràng về trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên.

Cụ thể, theo Điều 29, Luật Kiểm toán độc lập, doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết, đồng thời chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán; có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Điều 18 của Luật cũng quy định, kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình. Nếu doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên có các hành vi vi phạm, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 60 - Luật kiểm toán độc lập).

Chính vì vậy, hoạt động trong lĩnh vực này luôn phải đảm bảo những yêu cầu chặt chẽ như người đại diện theo pháp luật, giám đốc/tổng giám đốc của doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên hành nghề, trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp kiểm toán phải được nắm giữ bởi ít nhất 2 kiểm toán viên hành nghề, toàn bộ kiểm toán viên hành nghề phải được cập nhật kiến thức hàng năm và có hẳn một bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để hướng dẫn cho các kiểm toán viên có những ứng xử trong nghề nghiệp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan.

Chỉ có các kiểm toán viên hành nghề mới được ký báo cáo kiểm toán. Đây cũng chính là những quy định nhằm gắn trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề với cuộc kiểm toán.

 

 

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về chế tài xử lý vi phạm kiểm toán độc lập. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ thành lập công ty, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.